QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Bước đầu tiên của quá trình là:
khai thác đá quý.
Ở Việt Nam có một số các mỏ khai thác đá quý như ở Lục Yên – Yên Bái, ở đây còn có một phiên chợ dành cho đá quý. Ngoài ra còn có các mỏ ở Thường Xuân – Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên,…
Sau khi khai thác thì đá quý vẫn ở dạng nguyên khối, phải cần đến các nhân công cắt, gọt, đẽo ra thành từng phần. Phần đẹp nhất sẽ được chế tác để làm trang sức hoặc gia công làm vật liệu chế tạo thiết bị công nghệ cao. Những phần còn lại sẽ được xử lý để làm nguyên liệu chế tác ra Tranh Đá Quý. Những phần này lại được xử lý theo nhiều cách thức khác nhau.
Mỏ khai thác đá quý ở Lục Yên, Yên Bái
Các loại đá quý được ngâm nước hoà cùng với một lượng axit loãng trong khoảng thời gian 20h – 24h để tẩy sạch các tạp chất có trong đá quý, sau đó phải mang ra đãi rửa bằng nước sạch từ 3 -5 lần để các tạp chất và hoá chất không còn bám lại trên đá nữa.
Khi đã rửa xong, đá được tời ra những khay lớn hong phơi nắng cho thật khô ráo, thu gom lại chuyển đến công đoạn say và đập đá. Cách làm này cũng sẽ giúp cho việc loại trừ những nguyên liệu đá kém chất lượng trước khi đưa vào chế tác tranh làm tranh đá quý.
Chọn lọc ra loại to, nhỏ, mỏng dầy, tông mầu đậm nhạt, phân ra từng khay khác nhau để chuyển sang cho hoạ sỹ và nghệ nhân chuẩn bị cho công đoạn ghép đá vào tranh.
Các bước chế tác để tạo ra một bức tranh đá quý cao cấp
Cắt Focmica theo kích thước tranh: Người nghệ nhân sẽ cắt một tấm Fomica trong suốt để làm khung, có độ dày từ 3-6mm, thông thường sẽ lớn hơn kích thước thật của bức tranh một chút.